Phân tích của các chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia chỉ ra rằng, mục tiêu hướng đến của các đối tượng lừa đảo là lừa người dân thông qua giả mạo các website của cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính - ngân hàng, các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
Việc các đối tượng sử dụng website giả mạo để lừa đảo người dùng không chỉ gây thiệt hại cho người dân mà cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo website.
Với việc có thêm 68 website giả mạo thương hiệu của các cơ quan, tổ chức để lừa đảo người dùng được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận trong tháng 6/2024, chỉ tính trong 4 tháng gần đây, tổng số website giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức đã lên tới gần 300, trong đó tháng 3 phát hiện 100 website, tháng 4 là 42 website và 71 là số trang web giả mạo thương hiệu bị phát hiện trong tháng 5.
Thông tin mới được Cục An toàn thông tin cập nhật về công tác phát hiện và ngăn chặn lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam tháng 6/2024 cho thấy, trong 68 website giả mạo thương hiệu các cơ quan, tổ chức vừa được ghi nhận, các ngân hàng, tổ chức tài chính bị giả mạo nhiều hơn cả, với tổng số 36 trang; tiếp đó là các sàn giao dịch thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn.
Đáng chú ý, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện 2 website giả mạo trang thông tin điện tử của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và 1 trang giả mạo website của Thanh tra Chính phủ.
Doanh nghiệp, tổ chức chủ động tham gia phát hiện sớm website giả mạo
Bên cạnh khuyến cáo người dùng nâng cao cảnh giác để không truy cập vào các website giả mạo, Cục An toàn thông tin cũng đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo, giả mạo đơn vị mình để kịp thời cảnh báo đến người dùng; qua đó, góp phần ngăn chặn các hoạt động lừa đảo đến người dùng, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng cũng như bảo vệ chính thương hiệu của tổ chức.
Liên quan đến câu chuyện phòng chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, nhóm giải pháp truyền thông cũng đang được Cục An toàn thông tin đặc biệt chú trọng.
Song song với việc thường xuyên cảnh báo người dùng về các hình thức lừa đảo trực tuyến, từ trung tuần tháng 7, Cục An toàn thông tin phối hợp với Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook, phát động chiến dịch ‘Nhận diện Lừa đảo’, chia sẻ tới cộng đồng người dùng mạng xã hội những cách thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến.
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, chiến dịch truyền thông ‘Nhận diện lừa đảo’ tập trung vào 6 trong số 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đã được xác định là điểm nóng tại Việt Nam.
Mục tiêu hướng tới của chiến dịch là đảm bảo sự an toàn của người sử dụng mạng xã hội, bao gồm cả việc nâng cao kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến.
Trao đổi với phóng viên VietNamNetvề các biện pháp trọng tâm để các tổ chức, doanh nghiệp cũng như người dân phòng chống lừa đảo trực tuyến hiệu quả hơn, ông Nguyễn Hoàng Sơn, Giám đốc Kỹ thuật của Công ty cổ phần Công nghệ Giải pháp quốc tế VNCS nhấn mạnh: Người dùng, bao gồm cả doanh nghiệp và các cá nhân, phải luôn giữ tâm thế chủ động trong cuộc chiến chống lừa đảo trực tuyến.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn cho rằng biện pháp quan trọng là người dùng cần nâng cao nhận thức về các mối hiểm họa trên không gian mạng, trang bị tốt cho bản thân về công nghệ và kỹ năng để bảo đảm an toàn thông tin, cập nhật các hình thức lừa đảo mới để luôn có những phản ứng tốt trong các tình huống.
Một số việc cụ thể mà người dùng cần lưu ý, theo khuyến nghị của chuyên gia VNCS Global, đó là: Không nên cài đặt các ứng dụng hoặc click vào các đường link lạ không rõ nguồn gốc; không chuyển tiền theo yêu cầu của người quen qua mạng xã hội, phải xác thực qua điện thoại, nhưng tốt nhất là gặp trực tiếp; không cung cấp mật khẩu ngân hàng, mã OTP cho bất cứ ai; cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân trên các hoạt động tại các nền tảng xã hội.
"Người dùng cũng cần xác minh kỹ thông tin khi nhận được những cuộc gọi lạ tự xưng từ các tổ chức, cơ quan chức năng. Tốt nhất, người dùng nên xác thực toàn bộ thông tin từ người gọi và đến trực tiếp cơ quan liên quan để giải quyết các vấn đề nếu có, tránh gặp tình huống kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo”, ông Nguyễn Hoàng Sơn lưu ý thêm.
Ước mơ của cô là được du lịch khắp thế giới, được trình diễn trong nhiều tuần lễ thời trang khác nhau và mong muốn được lên trang bìa của tạp chí Vogue.
Đỗ Phong
Trend Micro cũng cho biết, hãng đang xem xét việc triển khai AI trên 4 lĩnh vực chính: bảo vệ người dùng AI trước các cuộc tấn công và sử dụng sai mục đích; bảo vệ các hệ thống AI được các tổ chức sử dụng; bảo mật các trung tâm dữ liệu AI trong kỷ nguyên mới; hệ thống an ninh mạng do AI hỗ trợ.
Đồng thời, Trend Micro cũng phân tích các bước đi cụ thể để tăng cường hơn nữa năng lực bảo mật an ninh mạng của mình thông qua các chiến lược phát triển.
Phù hợp doanh nghiệp Việt Nam
Bà Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc quốc gia của Trend Micro tại Việt Nam chia sẻ về cách thức nền tảng Trend Micro Vision One được hỗ trợ bởi AI. Điều này có thể tiếp sức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, các hình thức tấn công vào hệ thống bảo mật của doanh nghiệp ngày càng đa dạng đòi hỏi an ninh mạng phải phát triển thành một nền tảng đa năng, có khả năng phòng thủ thông minh trước các mối đe dọa bảo mật như: giả lập chuyên sâu (Deepfake) hoặc đầu độc bằng công cụ AI (Prompt Injections), qua đó xác định chính xác những kẻ tấn công. Giải pháp toàn diện này chính là những gì mà Trend Micro Việt Nam đang mang đến cho khách hàng.
Ngoài nền tảng bảo mật được hỗ trợ bởi AI, công ty còn đào tạo đội ngũ của mình một cách toàn diện về an ninh mạng, phát triển nhân viên trở thành những cố vấn bảo mật tin cậy có khả năng trao đổi các vấn đề kỹ thuật với khách hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược về an toàn thông tin trong vòng từ 3- 5 năm tới.
“Tại Việt Nam, chúng tôi có một đội ngũ bảo mật chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, trang bị nhiều kĩ năng tuỳ biến đang trực tiếp hỗ trợ cho thị trường. Đội ngũ của chúng tôi giúp khách hàng phân tích những vấn đề mà họ đang gặp phải, cảnh báo đưa ra hướng xử lí và đảm bảo rằng họ luôn cảm thấy được an toàn và phát triển bền vững”, bà Nguyễn Minh Hoàng khẳng định.
Trend Micro là công ty hàng đầu toàn cầu về an ninh mạng, hướng tới mang đến môi trường an toàn cho việc trao đổi thông tin số. Có hàng chục năm kinh nghiệm về bảo mật, nghiên cứu mối đe dọa toàn cầu và đổi mới liên tục, nền tảng an ninh mạng của Trend Micro đã bảo vệ hàng trăm nghìn tổ chức và hàng triệu cá nhân trên các môi trường điện toán đám mây, mạng, thiết bị và thiết bị đầu cuối.
Nền tảng của công ty cung cấp nhiều kỹ thuật tinh vi, mạnh mẽ để đối phó với các mối đe dọa bảo mật. Các giải pháp này được tối ưu hóa dành cho các môi trường như AWS, Microsoft và Google, đồng thời cung cấp thông tin tập trung để phát hiện và đối phó một cách tốt hơn, với tốc độ nhanh hơn. Với hơn 7.000 nhân viên tại 73 quốc gia, Trend Micro giúp các tổ chức đơn giản hóa và bảo mật môi trường được kết nối của họ.
Tìm hiểu thêm thông tin về Trend Micro qua website: www.TrendMicro.com. Trend Micro hợp tác với NVIDIA, phát triển AI dành cho bảo mật Trend Micro vừa hợp tác với NVIDIA - một công ty hàng đầu trong lĩnh vực AI và nổi tiếng về những đổi mới về GPU, trung tâm dữ liệu để cùng đầu tư vào các nguồn lực nhằm phát triển các hệ thống an ninh mạng được hỗ trợ bởi AI. Theo đó, nền tảng NVIDIA Morpheus được tạo ra nhằm phát hiện mối đe dọa bảo mật một cách nhanh chóng, còn NVIDIA NIM là công nghệ bảo mật mới và được tích hợp chung với nhau. Các giải pháp này sẽ phục vụ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây công cộng và khách hàng tư nhân, chẳng hạn như các cơ quan chính phủ cần bảo vệ cơ sở dữ liệu trong nước. |
Thúy Ngà
" alt=""/>Trend Micro ‘trình làng’ giải pháp ngăn chặn mã độc tống tiền bằng AI